Kinh nghiệm của nhà quản lý tiền số một thế giới
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Kinh nghiệm của nhà quản lý tiền số một thế giới
Peter Lynch được mệnh danh là nhà quản lý tiền số một trên thế giới. Ông đã phát triển Quỹ Magellan Fund từ 20 triệu đô la năm 1977 lên đến mức 14 tỉ đô la năm 1990.
Trong 13 năm đó, ông không thua lỗ năm nào, và thắng chỉ số S&P 500 Index 11 năm trong số 13 năm.
Nhà đầu tư cá nhân
Theo Peter Lynch, để thành công, nhà đầu tư cá nhân phải tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau:
- Mục tiêu đầu tư của bạn là gì? Nếu không có mục tiêu rõ ràng thì rất khó thành công.
- Bạn sẽ đầu tư trong khoảng thời gian ngắn hay dài? Hãy nghĩ đến thời gian dài.
- Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu giá cổ phiếu mình đang đầu tư xuống đột ngột? Hãy bỏ qua những chu kỳ lên xuống giá bất thường.
- Bạn đã có căn nhà của mình chưa? Hãy là chủ một căn nhà trước khi bỏ tiền vào đầu tư.
Theo Peter Lynch, nhà đầu tư cá nhân không phải lúc nào cũng thua nhà đầu tư tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân có thể hành động nhanh, và có thể nghiên cứu thông qua những quan sát, trải nghiệm hàng ngày của mình với sản phẩm của các công ty niêm yết trong tư cách là người tiêu dùng đối với sản phẩm. Nhờ đó, nhà đầu tư cá nhân có thể mua những cổ phiếu khá tốt mà nhà đầu tư tổ chức không quan tâm.
Cách lấy thông tin
Thứ nhất, nếu nhà đầu tư có công ty môi giới, thì phải sử dụng hết những dịch vụ mà nhà môi giới có trách nhiệm phải cung cấp. Luôn luôn hỏi nhà môi giới những số liệu trong quá khứ, tiềm năng phát triển, và số liệu nào để hỗ trợ cho sự tư vấn, đề xuất của nhà môi giới.
Cách thứ hai là gọi thẳng cho phòng quan hệ với nhà đầu tư của công ty (Investor Relations). Theo ông, nhà đầu tư nên khôn ngoan trong câu hỏi của mình. Đừng bao giờ hỏi: tại sao giá cổ phiếu của công ty đi xuống, sẽ nhận câu trả lời “có trời mới biết”. Không hỏi “công ty sẽ lãi trong năm nay bao nhiêu” mà hỏi rằng “thị trường dự đoán mức lợi nhuận của công ty trong năm nay sẽ là bao nhiêu?”.
Cách thứ ba là nghiên cứu báo cáo thường niên. Con số đầu tiên Lynch khuyên nhà đầu tư nên xem xét là tiền mặt và những gì tương đương tiền mặt sau khi đã trừ đi nợ dài hạn. Lấy số tiền mặt trừ nợ này chia cho tổng số cổ phiếu. Thương số này sẽ là mức chặn cuối cùng của thị giá. Thị giá không thể nào thấp hơn mức này. Như vậy nếu có cổ phiếu nào thấp hơn số này là nhà đầu tư nên mua ngay lập tức.
Con số thứ hai nên xem xét là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Cao quá thì sẽ ảnh hưởng đến sự lành mạnh và phát triển của công ty, nhưng thấp quá cũng không tốt, công ty không tận dụng được hiệu quả đòn bẩy của nợ. Theo ông, tùy ngành, nhưng tỷ lệ nợ trên vốn nên ở quanh mức 25%.
Hãy tìm cổ phiếu tốt từ sáu loại công ty
Quan trọng nhất trong đầu tư, theo ông, chúng ta phải tìm được cổ phiếu của các công ty kinh doanh thành công, hay chính xác hơn là những cổ phiếu có giá trị. Khi đã chọn được những cổ phiếu đó, việc lên xuống thị giá của các cổ phiếu đó không còn quan trọng. Và ông rất giỏi khi tìm kiếm những “ten bagger” - những cổ phiếu có khả năng tăng trưởng giá trị lên 10 lần (hay 1.000%).
Peter Lynch chia các công ty ra làm sáu loại như sau:
Slow Grower: Đây là những công ty lớn, ổn định đã trải qua những giai đoạn của chu kỳ phát triển. Các công ty này hiện tại chỉ tăng trưởng với tốc độ nhỉnh hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế
Stalwarts: Những công ty đã ổn định này năng động hơn các công ty Slow Grower một chút, nhưng vẫn thuộc loại công ty tăng trưởng chậm.
Fast Growers: Đây là những công ty đang tăng trưởng mạnh mẽ, có khi đến 20-25%/năm.
Cyclicals: Đó là những công ty mà kết quả kinh doanh cũng như thị giá cổ phiếu lên và xuống theo chu kỳ.
Asset Plays: Đây là những công ty có những tài sản với trị giá cao mà thị trường không nhận biết. Peter Lynch cho rằng không phải lúc nào Wall Street cũng định giá chính xác.
Turnarounds: Đây là những công ty có khả năng xoay chuyển tình thế. Cứ mỗi khi đối diện với khó khăn, những công ty này có đủ tài lực để thay đổi tình hình qua hướng sáng sủa hơn.
Peter Lynch ưu tiên chọn nhóm công ty Fast Growers, Asset Plays, Turnarounds vào danh mục đầu tư của mình. Tuy vậy ông cảnh báo rằng, sự phân loại các công ty có tính cách tương đối theo thời gian. Do đó cứ vài tháng một lần, phải kiểm tra và phân loại lại.
Công ty càng đơn giản càng tốt
Cũng gần giống với Warren Buffett, Peter Lynch chỉ thích đầu tư vào những công ty mà ông nắm rõ sự vận hành. Ông thích những công ty đơn giản và có ưu thế cạnh tranh cao: ưu thế là ưu thế về thương hiệu, hay những thế mạnh về sản xuất, chất lượng sản phẩm. Với ưu thế cạnh tranh cao, công ty sẽ tránh khỏi rủi ro khi thay đổi quản lý.
Điều quan trọng nhất để đầu tư vào một công ty là tài sản và khả năng tạo ra lợi nhuận của nó. Trước khi đầu tư vào cổ phiếu của bất kỳ công ty nào, Peter Lynch khuyên chúng ta hãy tự hỏi và tự đối thoại với bản thân mình trong hai phút: cái gì tạo ra giá trị cho công ty này, và công ty có thể thành công không?
Ngoài những nguyên tắc cơ bản như giá trị tài sản, doanh số bán hàng, tỷ số tiềm năng của lợi nhuận trên thị giá, khả năng thanh khoản, Peter Lynch còn quan sát một số dấu hiệu khác để tìm ra những cổ phiếu tốt: người trong công ty có mua cổ phiếu đó không? Công ty có đang mua lại cổ phiếu của mình không?
Tránh đầu tư
Peter Lynch khuyên chúng ta tránh đầu tư vào những cổ phiếu sau:
- Cổ phiếu được “đồn” sẽ là sao sáng. Đây sẽ là một Intel, một Microsoft tương lai... Những ngôi sao sáng như vậy rất hiếm. Và nếu ai cũng biết nó là sao sáng thì nó khó có khả năng trở thành sao sáng vì lúc đó giá đã được đưa lên cao rồi.
- Công ty mua công ty khác để đa dạng hóa. Peter Lynch không tin là những phi vụ mua bán lớn sẽ tạo ra sức mạnh hợp quần, và thường thì các công ty không quản lý hiệu quả nhiều chức năng phát sinh đột ngột của mình. Ông khuyên nhà đầu tư đừng nên đưa tiền vào những phi vụ mua bán “dở hơi” như vậy.
- Những công ty trung gian - không phải là nhà sản xuất, dịch vụ hay trực tiếp phân phối sản phẩm - và phụ thuộc vào một vài khách hàng chính. Khi một hai khách hàng không tiếp tục hợp tác thì tình hình kinh doanh của công ty sẽ trở nên rất tệ.
- Những công ty có tên quá đẹp, quá hấp dẫn thị trường. Peter Lynch khuyên chúng ta tìm kiếm những cổ phiếu có tên bình thường, thậm chí xấu, những cổ phiếu có giá trị mà không bị để ý.
Trong 13 năm đó, ông không thua lỗ năm nào, và thắng chỉ số S&P 500 Index 11 năm trong số 13 năm.
Nhà đầu tư cá nhân
Theo Peter Lynch, để thành công, nhà đầu tư cá nhân phải tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau:
- Mục tiêu đầu tư của bạn là gì? Nếu không có mục tiêu rõ ràng thì rất khó thành công.
- Bạn sẽ đầu tư trong khoảng thời gian ngắn hay dài? Hãy nghĩ đến thời gian dài.
- Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu giá cổ phiếu mình đang đầu tư xuống đột ngột? Hãy bỏ qua những chu kỳ lên xuống giá bất thường.
- Bạn đã có căn nhà của mình chưa? Hãy là chủ một căn nhà trước khi bỏ tiền vào đầu tư.
Theo Peter Lynch, nhà đầu tư cá nhân không phải lúc nào cũng thua nhà đầu tư tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân có thể hành động nhanh, và có thể nghiên cứu thông qua những quan sát, trải nghiệm hàng ngày của mình với sản phẩm của các công ty niêm yết trong tư cách là người tiêu dùng đối với sản phẩm. Nhờ đó, nhà đầu tư cá nhân có thể mua những cổ phiếu khá tốt mà nhà đầu tư tổ chức không quan tâm.
Cách lấy thông tin
Thứ nhất, nếu nhà đầu tư có công ty môi giới, thì phải sử dụng hết những dịch vụ mà nhà môi giới có trách nhiệm phải cung cấp. Luôn luôn hỏi nhà môi giới những số liệu trong quá khứ, tiềm năng phát triển, và số liệu nào để hỗ trợ cho sự tư vấn, đề xuất của nhà môi giới.
Cách thứ hai là gọi thẳng cho phòng quan hệ với nhà đầu tư của công ty (Investor Relations). Theo ông, nhà đầu tư nên khôn ngoan trong câu hỏi của mình. Đừng bao giờ hỏi: tại sao giá cổ phiếu của công ty đi xuống, sẽ nhận câu trả lời “có trời mới biết”. Không hỏi “công ty sẽ lãi trong năm nay bao nhiêu” mà hỏi rằng “thị trường dự đoán mức lợi nhuận của công ty trong năm nay sẽ là bao nhiêu?”.
Cách thứ ba là nghiên cứu báo cáo thường niên. Con số đầu tiên Lynch khuyên nhà đầu tư nên xem xét là tiền mặt và những gì tương đương tiền mặt sau khi đã trừ đi nợ dài hạn. Lấy số tiền mặt trừ nợ này chia cho tổng số cổ phiếu. Thương số này sẽ là mức chặn cuối cùng của thị giá. Thị giá không thể nào thấp hơn mức này. Như vậy nếu có cổ phiếu nào thấp hơn số này là nhà đầu tư nên mua ngay lập tức.
Con số thứ hai nên xem xét là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Cao quá thì sẽ ảnh hưởng đến sự lành mạnh và phát triển của công ty, nhưng thấp quá cũng không tốt, công ty không tận dụng được hiệu quả đòn bẩy của nợ. Theo ông, tùy ngành, nhưng tỷ lệ nợ trên vốn nên ở quanh mức 25%.
Hãy tìm cổ phiếu tốt từ sáu loại công ty
Quan trọng nhất trong đầu tư, theo ông, chúng ta phải tìm được cổ phiếu của các công ty kinh doanh thành công, hay chính xác hơn là những cổ phiếu có giá trị. Khi đã chọn được những cổ phiếu đó, việc lên xuống thị giá của các cổ phiếu đó không còn quan trọng. Và ông rất giỏi khi tìm kiếm những “ten bagger” - những cổ phiếu có khả năng tăng trưởng giá trị lên 10 lần (hay 1.000%).
Peter Lynch chia các công ty ra làm sáu loại như sau:
Slow Grower: Đây là những công ty lớn, ổn định đã trải qua những giai đoạn của chu kỳ phát triển. Các công ty này hiện tại chỉ tăng trưởng với tốc độ nhỉnh hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế
Stalwarts: Những công ty đã ổn định này năng động hơn các công ty Slow Grower một chút, nhưng vẫn thuộc loại công ty tăng trưởng chậm.
Fast Growers: Đây là những công ty đang tăng trưởng mạnh mẽ, có khi đến 20-25%/năm.
Cyclicals: Đó là những công ty mà kết quả kinh doanh cũng như thị giá cổ phiếu lên và xuống theo chu kỳ.
Asset Plays: Đây là những công ty có những tài sản với trị giá cao mà thị trường không nhận biết. Peter Lynch cho rằng không phải lúc nào Wall Street cũng định giá chính xác.
Turnarounds: Đây là những công ty có khả năng xoay chuyển tình thế. Cứ mỗi khi đối diện với khó khăn, những công ty này có đủ tài lực để thay đổi tình hình qua hướng sáng sủa hơn.
Peter Lynch ưu tiên chọn nhóm công ty Fast Growers, Asset Plays, Turnarounds vào danh mục đầu tư của mình. Tuy vậy ông cảnh báo rằng, sự phân loại các công ty có tính cách tương đối theo thời gian. Do đó cứ vài tháng một lần, phải kiểm tra và phân loại lại.
Công ty càng đơn giản càng tốt
Cũng gần giống với Warren Buffett, Peter Lynch chỉ thích đầu tư vào những công ty mà ông nắm rõ sự vận hành. Ông thích những công ty đơn giản và có ưu thế cạnh tranh cao: ưu thế là ưu thế về thương hiệu, hay những thế mạnh về sản xuất, chất lượng sản phẩm. Với ưu thế cạnh tranh cao, công ty sẽ tránh khỏi rủi ro khi thay đổi quản lý.
Điều quan trọng nhất để đầu tư vào một công ty là tài sản và khả năng tạo ra lợi nhuận của nó. Trước khi đầu tư vào cổ phiếu của bất kỳ công ty nào, Peter Lynch khuyên chúng ta hãy tự hỏi và tự đối thoại với bản thân mình trong hai phút: cái gì tạo ra giá trị cho công ty này, và công ty có thể thành công không?
Ngoài những nguyên tắc cơ bản như giá trị tài sản, doanh số bán hàng, tỷ số tiềm năng của lợi nhuận trên thị giá, khả năng thanh khoản, Peter Lynch còn quan sát một số dấu hiệu khác để tìm ra những cổ phiếu tốt: người trong công ty có mua cổ phiếu đó không? Công ty có đang mua lại cổ phiếu của mình không?
Tránh đầu tư
Peter Lynch khuyên chúng ta tránh đầu tư vào những cổ phiếu sau:
- Cổ phiếu được “đồn” sẽ là sao sáng. Đây sẽ là một Intel, một Microsoft tương lai... Những ngôi sao sáng như vậy rất hiếm. Và nếu ai cũng biết nó là sao sáng thì nó khó có khả năng trở thành sao sáng vì lúc đó giá đã được đưa lên cao rồi.
- Công ty mua công ty khác để đa dạng hóa. Peter Lynch không tin là những phi vụ mua bán lớn sẽ tạo ra sức mạnh hợp quần, và thường thì các công ty không quản lý hiệu quả nhiều chức năng phát sinh đột ngột của mình. Ông khuyên nhà đầu tư đừng nên đưa tiền vào những phi vụ mua bán “dở hơi” như vậy.
- Những công ty trung gian - không phải là nhà sản xuất, dịch vụ hay trực tiếp phân phối sản phẩm - và phụ thuộc vào một vài khách hàng chính. Khi một hai khách hàng không tiếp tục hợp tác thì tình hình kinh doanh của công ty sẽ trở nên rất tệ.
- Những công ty có tên quá đẹp, quá hấp dẫn thị trường. Peter Lynch khuyên chúng ta tìm kiếm những cổ phiếu có tên bình thường, thậm chí xấu, những cổ phiếu có giá trị mà không bị để ý.
Similar topics
» Lương Mạnh Hải chia sẻ kinh nghiệm... hôn
» Singapore ngại kinh nghiệm thi đấu của U23 Việt Nam
» Kinh nghiệm giảm nhập siêu từ... “hàng xóm”
» Dề thi Quản trị kinh doanh dịch vụ
» Đề thi môn quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế
» Singapore ngại kinh nghiệm thi đấu của U23 Việt Nam
» Kinh nghiệm giảm nhập siêu từ... “hàng xóm”
» Dề thi Quản trị kinh doanh dịch vụ
» Đề thi môn quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết