Tám bước dẫn tới thành công của marketing nội dung
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tám bước dẫn tới thành công của marketing nội dung
Chúng ta biết rằng marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng và những cơ hội sẽ đến với các công ty khi họ coi mảng nội dung là tiêu điểm của chiến lược marketing. Bài viết này tập trung vào những bước mà những nhà lãnh đạo marketing cần phải thực hiện để có thể đưa ra một chiến lược marketing nội dung dựa trên nền tảng là các giá trị đích thực.
Marketing nội dung là sự nhận biết của tổ chức về khách hàng. Nếu bạn biết rõ về khách hàng của mình, thì những điều kì diệu có thể xảy ra. Biết tường tận nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ mang đến cho bạn cơ hội để đưa ra không chỉ chiến lược marketing nội dung hấp dẫn, mà còn đem lại cơ hội thật sự làm thay đổi hành vi của khách hàng.
Và trước khi nghiên cứu kỹ 8 bước này, chúng ta hãy cùng xem định nghĩa mới hơn về marketing nội dung. Marketing nội dung là những thông tin có giá trị mà công ty mang đến cho nhóm khách hàng mục tiêu, với mục đích làm thay đổi hay thúc đẩy hành vi khách hàng. Nội dung tạo ra phải giúp khách hàng biết được rằng công ty hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, và công ty luôn muốn phục vụ họ.
Để biến điều đó thành hiện thực, có 8 bước quan trọng phải làm:
1. Biên tập nội dung. Việc này có thể do 1 người hay 1 nhóm người thực hiện. Dù đó chỉ là một chuyên viên trong nội bộ công ty hay một đội bao gồm các chuyên gia được ký hợp đồng, thì mục tiêu chung cũng vẫn là tạo những nội dung hấp dẫn phục vụ khách hàng. Rất nhiều tổ chức sử dụng những người không hề có hiểu biết sâu sắc về khách hàng. Vì thế bạn cần những người hiểu rõ tầm quan trọng của họ, và phải đặt mục tiêu tạo ra được nội dung hấp dẫn bằng mọi giá.
2. Đặt vấn đề nội bộ lên hàng đầu. Hầu hết những cuộc thảo luận hay bài báo về marketing nội dung đều xoay quanh các chương trình nội dung hướng ra bên ngoài. Đúng vậy, việc trao đổi với khách hàng và chứng minh rằng sản phẩm mang lại lợi ích cho họ là cực kỳ quan trọng, nhưng chúng ta thường quên đi những người có thể có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với thương hiệu sản phẩm, đó chính là các nhân viên. Hãy chắc chắn rằng bạn đã lập ra những kênh liên lạc trong nội bộ một cách dài hạn và nhất quán, ví dụ, đó có thể là những tờ báo, diễn đàn, trang nhật ký cá nhân (blog) của nội bộ công ty, và các hình thức khác.
3. Đầu tư vào thiết kế. Không gì tệ hơn và để lại cho khách hàng ấn tượng xấu hơn là đưa ra sản phẩm với một mẫu mã tồi. Vì thế hãy bạn hãy tìm những nhân viên thiết kế giỏi, hiểu rõ về hành vi khách hàng, sở thích của họ và những gì họ không thích.
4. Đừng tự ép buộc phải có tất cả những nội dung hấp dẫn trên trang chủ của bạn. Bạn hãy thật thoải mái khi thử nghiệm trên những trang web và những giao diện mới. Bạn có thể tạo ảnh hưởng rộng hơn trên mạng với việc đưa ra những thông tin bổ ích qua từng chủ đề. Tuy nhiên đừng quá tham lam, bạn hãy nhấn mạnh vào trọng tâm, đừng làm cho khách hàng phải “tá hỏa” trước một đống thông tin của bạn.
5. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi. Bạn phải thiết lập các kênh thông tin phản hồi và một khi đã đưa ra quyết định thì không được rút lại. Thậm chí nếu có những phản hồi tiêu cực, hãy lắng nghe và cải thiện sản phẩm của bạn. Ví dụ điển hình cho điều này là Microsoft Vista cho phép khách hàng thoải mái phê bình sản phẩm của họ trên các diễn đàn. Nhờ vậy Microsoft đã biết được những nhược điểm của sản phẩm. Họ bắt đầu nâng cấp hệ thống, và nhận được những lời khen ngợi từ chính những khách hàng trước kia đã lớn tiếng phê bình hệ thống điều hành của họ.
6. Chú trọng nội dung. Trong bất kỳ cuộc nói chuyện về marketing chiến lược nào, thì hãy luôn coi mảng nội dung làm trọng tâm. Nói cách khác, khi bạn muốn xây dựng những mối quan hệ thì những thông tin về bán hàng của bạn chỉ được xếp hàng thứ hai sau mảng nội dung.
7. Bắt đầu ngay với những nội dung thích hợp và lấy đó làm nền tảng. Đừng nên cố gắng phải có được tất cả các nội dung hấp dẫn ngay lập tức nếu tổ chức của bạn chưa làm được điều đó. Hãy tập trung vào từng phần một, và mang những nội dung thật sự giá trị, có định hướng tới từng nhóm khách hàng mục tiêu. Chỉ khi bạn thành công với phần này rồi, thì mới chuyển tiếp sang phần khác.
8. Thử nghiệm. Đừng luôn gắn chặt với những kênh phân phối đã quá lỗi thời. Khách hàng đang được chứng kiến đủ loại mô hình phân phối đa dạng. Hãy chủ động đến với khách hàng mục tiêu của bạn và thử đưa ra những mô hình bán lẻ mới lạ. Khách hàng sẽ không bao giờ quay lưng với bạn, miễn sao những nội dung mà bạn đưa ra thật sự hấp dẫn.
YeuNhe.Tk
Marketing nội dung là sự nhận biết của tổ chức về khách hàng. Nếu bạn biết rõ về khách hàng của mình, thì những điều kì diệu có thể xảy ra. Biết tường tận nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ mang đến cho bạn cơ hội để đưa ra không chỉ chiến lược marketing nội dung hấp dẫn, mà còn đem lại cơ hội thật sự làm thay đổi hành vi của khách hàng.
Và trước khi nghiên cứu kỹ 8 bước này, chúng ta hãy cùng xem định nghĩa mới hơn về marketing nội dung. Marketing nội dung là những thông tin có giá trị mà công ty mang đến cho nhóm khách hàng mục tiêu, với mục đích làm thay đổi hay thúc đẩy hành vi khách hàng. Nội dung tạo ra phải giúp khách hàng biết được rằng công ty hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, và công ty luôn muốn phục vụ họ.
Để biến điều đó thành hiện thực, có 8 bước quan trọng phải làm:
1. Biên tập nội dung. Việc này có thể do 1 người hay 1 nhóm người thực hiện. Dù đó chỉ là một chuyên viên trong nội bộ công ty hay một đội bao gồm các chuyên gia được ký hợp đồng, thì mục tiêu chung cũng vẫn là tạo những nội dung hấp dẫn phục vụ khách hàng. Rất nhiều tổ chức sử dụng những người không hề có hiểu biết sâu sắc về khách hàng. Vì thế bạn cần những người hiểu rõ tầm quan trọng của họ, và phải đặt mục tiêu tạo ra được nội dung hấp dẫn bằng mọi giá.
2. Đặt vấn đề nội bộ lên hàng đầu. Hầu hết những cuộc thảo luận hay bài báo về marketing nội dung đều xoay quanh các chương trình nội dung hướng ra bên ngoài. Đúng vậy, việc trao đổi với khách hàng và chứng minh rằng sản phẩm mang lại lợi ích cho họ là cực kỳ quan trọng, nhưng chúng ta thường quên đi những người có thể có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với thương hiệu sản phẩm, đó chính là các nhân viên. Hãy chắc chắn rằng bạn đã lập ra những kênh liên lạc trong nội bộ một cách dài hạn và nhất quán, ví dụ, đó có thể là những tờ báo, diễn đàn, trang nhật ký cá nhân (blog) của nội bộ công ty, và các hình thức khác.
3. Đầu tư vào thiết kế. Không gì tệ hơn và để lại cho khách hàng ấn tượng xấu hơn là đưa ra sản phẩm với một mẫu mã tồi. Vì thế hãy bạn hãy tìm những nhân viên thiết kế giỏi, hiểu rõ về hành vi khách hàng, sở thích của họ và những gì họ không thích.
4. Đừng tự ép buộc phải có tất cả những nội dung hấp dẫn trên trang chủ của bạn. Bạn hãy thật thoải mái khi thử nghiệm trên những trang web và những giao diện mới. Bạn có thể tạo ảnh hưởng rộng hơn trên mạng với việc đưa ra những thông tin bổ ích qua từng chủ đề. Tuy nhiên đừng quá tham lam, bạn hãy nhấn mạnh vào trọng tâm, đừng làm cho khách hàng phải “tá hỏa” trước một đống thông tin của bạn.
5. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi. Bạn phải thiết lập các kênh thông tin phản hồi và một khi đã đưa ra quyết định thì không được rút lại. Thậm chí nếu có những phản hồi tiêu cực, hãy lắng nghe và cải thiện sản phẩm của bạn. Ví dụ điển hình cho điều này là Microsoft Vista cho phép khách hàng thoải mái phê bình sản phẩm của họ trên các diễn đàn. Nhờ vậy Microsoft đã biết được những nhược điểm của sản phẩm. Họ bắt đầu nâng cấp hệ thống, và nhận được những lời khen ngợi từ chính những khách hàng trước kia đã lớn tiếng phê bình hệ thống điều hành của họ.
6. Chú trọng nội dung. Trong bất kỳ cuộc nói chuyện về marketing chiến lược nào, thì hãy luôn coi mảng nội dung làm trọng tâm. Nói cách khác, khi bạn muốn xây dựng những mối quan hệ thì những thông tin về bán hàng của bạn chỉ được xếp hàng thứ hai sau mảng nội dung.
7. Bắt đầu ngay với những nội dung thích hợp và lấy đó làm nền tảng. Đừng nên cố gắng phải có được tất cả các nội dung hấp dẫn ngay lập tức nếu tổ chức của bạn chưa làm được điều đó. Hãy tập trung vào từng phần một, và mang những nội dung thật sự giá trị, có định hướng tới từng nhóm khách hàng mục tiêu. Chỉ khi bạn thành công với phần này rồi, thì mới chuyển tiếp sang phần khác.
8. Thử nghiệm. Đừng luôn gắn chặt với những kênh phân phối đã quá lỗi thời. Khách hàng đang được chứng kiến đủ loại mô hình phân phối đa dạng. Hãy chủ động đến với khách hàng mục tiêu của bạn và thử đưa ra những mô hình bán lẻ mới lạ. Khách hàng sẽ không bao giờ quay lưng với bạn, miễn sao những nội dung mà bạn đưa ra thật sự hấp dẫn.
YeuNhe.Tk
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết