Chứng khoán châu Á tăng mạnh nhất trong 4 tuần
Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình :: Kênh Học Tập :: Các Môn Tự Chọn :: Chứng Khoán
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chứng khoán châu Á tăng mạnh nhất trong 4 tuần
Thị
trường chứng khoán khu vực châu Á lên điểm mạnh mẽ trong phiên giao
dịch đầu tuần hôm nay, dẫn đầu là thị trường Nhật với mức tăng có lúc
lên tới 3,2%. Giới đầu tư lạc quan trước việc Ngân hàng Trung ương Nhật
(BoJ) mở rộng chương trình cho vay đối với các nhà băng và Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ (FED) cam kết đảm bảo sự phục hồi kinh tế.
Lúc
15h48 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 1,2%, đạt
mức 118,24 điểm. Đây là mức tăng mạnh nhất của chỉ số này kể từ ngày 2/8
trở lại đây. Số cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế so với số cổ phiếu giảm
giá với tỷ lệ 5:1. Tuần trước, MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 1,2% do
nỗi lo về khả năng suy thoái kép của kinh tế thế giới.
“Chất xúc tác” chính cho phiên tăng điểm hôm nay của chứng khoán châu Á là thông tin phát đi từ cuộc họp khẩn cấp của BoJ.
Trong
cuộc họp này, BoJ đã quyết định bổ sung thêm 10.000 tỷ Yên, tương đương
116 tỷ USD, vào chương trình cho vay các ngân hàng, nâng tổng ngân quỹ
của chương trình này lên mức 30.000 tỷ Yên. Quyết này được đưa ra nhằm
vực dậy nền kinh tế Nhật, đồng thời nhằm hạ nhiệt tỷ giá đồng Yên, theo
đó hỗ trợ cho khu vực xuất khẩu.
Thông tin từ bài phát biểu của
Chủ tịch FED hôm thứ Sáu tuần trước cũng hỗ trợ tích cực cho chứng khoán
châu Á hôm nay. Trong bài phát biểu này, ông Ben Bernanke tuyên bố FED
sẽ “làm tất cả những gì có thể” để cứu nền kinh tế.
“Việc can
thiệp giảm giá đồng Yên và khả năng bơm thêm tiền vào nền kinh tế Mỹ đã
kết hợp, đem đến cho thị trường sức tăng”, ông Shane Oliver, người đứng
đầu bộ phận chiến lược đầu tư của công ty AMP Capital Investors có trụ
sở ở Sydney phát biểu trên Bloomberg.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của thị
trường Tokyo tăng 1,8%, sau khi đã tăng 3,2% trong buổi sáng. Giới đầu
tư có phần thất vọng khi BoJ không đề cập tới những biện pháp như mua
vào trái phiếu để hỗ trợ tăng trưởng.
Nhiều thị trường chủ chốt
khác trong khu vực cũng đạt mức tăng điểm xấp xỉ 2% trong phiên giao
dịch hôm nay. Thị trường Hàn Quốc chốt phiên với mức tăng 1,8%, thị
trường Australia tăng 1,9%, thị trường Trung Quốc đại lục tăng 1,4%, thị
trường Hồng Kông tăng 0,8%.
Đồng Yên giảm giá đã hỗ trợ tích cực
cho cổ phiếu của các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Sáng nay, tỷ giá Yên so
với USD đã có lúc giảm về mức 85,91 Yên/USD, thấp nhất từ ngày 19/8. Cổ
phiếu của hãng sản xuất máy ảnh Canon tăng 2,4%, cổ phiếu của hãng xe
Honda tăng 1,6%.
Tại các thị trường khác, niềm tin của giới đầu
tư về cam kết can thiệp của FED vào nền kinh tế Mỹ cũng đẩy giá cổ phiếu
các hãng xuất khẩu tăng giá mạnh. Tại thị trường Hàn Quốc, cổ phiếu của
hãng điện tử Samsung tăng 1,3%. Tại thị trường Sydney, cổ phiếu của
hãng vật liệu lát sàn James Hardie Industries tăng 1,7%.
Tuy
nhiên, giới phân tích cho rằng, lúc này còn quá sớm để khẳng định sự
phục hồi vững chắc của thị trường chứng khoán châu Á. Tuần này, tâm điểm
của giới đầu tư toàn cầu sẽ là các thống kê về tiêu dùng, việc làm và
sản xuất tại Mỹ. Nếu đây tiếp tục là những dữ liệu xấu, tháng 9 có thể
sẽ tiếp tục là một tháng ảm đạm của chứng khoán thế giới.
Tuần
trước, chứng khoán châu Á đã mất 1,2% số điểm. So với mức đỉnh của 3
tháng thiết lập hôm 6/8, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương hiện đã giảm
3,4%.
trường chứng khoán khu vực châu Á lên điểm mạnh mẽ trong phiên giao
dịch đầu tuần hôm nay, dẫn đầu là thị trường Nhật với mức tăng có lúc
lên tới 3,2%. Giới đầu tư lạc quan trước việc Ngân hàng Trung ương Nhật
(BoJ) mở rộng chương trình cho vay đối với các nhà băng và Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ (FED) cam kết đảm bảo sự phục hồi kinh tế.
Lúc
15h48 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 1,2%, đạt
mức 118,24 điểm. Đây là mức tăng mạnh nhất của chỉ số này kể từ ngày 2/8
trở lại đây. Số cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế so với số cổ phiếu giảm
giá với tỷ lệ 5:1. Tuần trước, MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 1,2% do
nỗi lo về khả năng suy thoái kép của kinh tế thế giới.
“Chất xúc tác” chính cho phiên tăng điểm hôm nay của chứng khoán châu Á là thông tin phát đi từ cuộc họp khẩn cấp của BoJ.
Trong
cuộc họp này, BoJ đã quyết định bổ sung thêm 10.000 tỷ Yên, tương đương
116 tỷ USD, vào chương trình cho vay các ngân hàng, nâng tổng ngân quỹ
của chương trình này lên mức 30.000 tỷ Yên. Quyết này được đưa ra nhằm
vực dậy nền kinh tế Nhật, đồng thời nhằm hạ nhiệt tỷ giá đồng Yên, theo
đó hỗ trợ cho khu vực xuất khẩu.
Thông tin từ bài phát biểu của
Chủ tịch FED hôm thứ Sáu tuần trước cũng hỗ trợ tích cực cho chứng khoán
châu Á hôm nay. Trong bài phát biểu này, ông Ben Bernanke tuyên bố FED
sẽ “làm tất cả những gì có thể” để cứu nền kinh tế.
“Việc can
thiệp giảm giá đồng Yên và khả năng bơm thêm tiền vào nền kinh tế Mỹ đã
kết hợp, đem đến cho thị trường sức tăng”, ông Shane Oliver, người đứng
đầu bộ phận chiến lược đầu tư của công ty AMP Capital Investors có trụ
sở ở Sydney phát biểu trên Bloomberg.
|
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của thị
trường Tokyo tăng 1,8%, sau khi đã tăng 3,2% trong buổi sáng. Giới đầu
tư có phần thất vọng khi BoJ không đề cập tới những biện pháp như mua
vào trái phiếu để hỗ trợ tăng trưởng.
Nhiều thị trường chủ chốt
khác trong khu vực cũng đạt mức tăng điểm xấp xỉ 2% trong phiên giao
dịch hôm nay. Thị trường Hàn Quốc chốt phiên với mức tăng 1,8%, thị
trường Australia tăng 1,9%, thị trường Trung Quốc đại lục tăng 1,4%, thị
trường Hồng Kông tăng 0,8%.
Đồng Yên giảm giá đã hỗ trợ tích cực
cho cổ phiếu của các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Sáng nay, tỷ giá Yên so
với USD đã có lúc giảm về mức 85,91 Yên/USD, thấp nhất từ ngày 19/8. Cổ
phiếu của hãng sản xuất máy ảnh Canon tăng 2,4%, cổ phiếu của hãng xe
Honda tăng 1,6%.
Tại các thị trường khác, niềm tin của giới đầu
tư về cam kết can thiệp của FED vào nền kinh tế Mỹ cũng đẩy giá cổ phiếu
các hãng xuất khẩu tăng giá mạnh. Tại thị trường Hàn Quốc, cổ phiếu của
hãng điện tử Samsung tăng 1,3%. Tại thị trường Sydney, cổ phiếu của
hãng vật liệu lát sàn James Hardie Industries tăng 1,7%.
Tuy
nhiên, giới phân tích cho rằng, lúc này còn quá sớm để khẳng định sự
phục hồi vững chắc của thị trường chứng khoán châu Á. Tuần này, tâm điểm
của giới đầu tư toàn cầu sẽ là các thống kê về tiêu dùng, việc làm và
sản xuất tại Mỹ. Nếu đây tiếp tục là những dữ liệu xấu, tháng 9 có thể
sẽ tiếp tục là một tháng ảm đạm của chứng khoán thế giới.
Tuần
trước, chứng khoán châu Á đã mất 1,2% số điểm. So với mức đỉnh của 3
tháng thiết lập hôm 6/8, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương hiện đã giảm
3,4%.
Theo An Huy
Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình :: Kênh Học Tập :: Các Môn Tự Chọn :: Chứng Khoán
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết