Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình
Để viết bài và phản hồi bài viết bạn hãy nhấn nút đăng nhập,nếu chưa có tài khoản hãy nhấp nút đăng ký.Nếu bảng tin nhắn này làm phiền bạn hãy nhấp nút Do not display again .
4Rum chạy bằng tên miền Thuongmai.1talk.Net or YeuNhe.Tk thông tin C5 trường vcu.edu.vn và giải trí,thông tin kinh tế online vì mục đích học hỏi giao lưu liên kết phi chính trị và lợi nhuận.
Mọi thông tin phản hồi xin gửi về địa chỉ vietdung98@gmail.com
yahoo : utdungpro
-‘๑’- 4Rum YêuC5 chạy thử nghiệm tên miền có dấu : KÉO.VN -‘๑’-

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình
Để viết bài và phản hồi bài viết bạn hãy nhấn nút đăng nhập,nếu chưa có tài khoản hãy nhấp nút đăng ký.Nếu bảng tin nhắn này làm phiền bạn hãy nhấp nút Do not display again .
4Rum chạy bằng tên miền Thuongmai.1talk.Net or YeuNhe.Tk thông tin C5 trường vcu.edu.vn và giải trí,thông tin kinh tế online vì mục đích học hỏi giao lưu liên kết phi chính trị và lợi nhuận.
Mọi thông tin phản hồi xin gửi về địa chỉ vietdung98@gmail.com
yahoo : utdungpro
-‘๑’- 4Rum YêuC5 chạy thử nghiệm tên miền có dấu : KÉO.VN -‘๑’-
Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

"Bệnh" hành chính của Đoàn

Go down

GMT - 1 Hours "Bệnh" hành chính của Đoàn

Bài gửi by Admin Fri Oct 03, 2008 7:22 am

Kết quả điều tra mới đây của đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ "Đổi mới phương thức hoạt động và lề lối làm việc của Đoàn thanh niên trong tiến trình cải cách hành chính ở VN" đã đưa ra những số liệu cho thấy, "bệnh" hành chính, giấy tờ, hội họp là một thực trạng đáng lo ngại trong hệ thống Đoàn...
Điều đáng ghi nhận ở đây, đó là việc Đoàn dám nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật để khắc phục và làm tốt hơn.

Bình quân mỗi giờ ban hành một văn bản

Một trong những bất cập mà đề tài nghiên cứu khoa học nói trên thẳng thắn chỉ ra, đó là phương thức chỉ đạo bằng văn bản của các cấp bộ Đoàn. Theo số liệu thống kê từ năm 2003 đến hết tháng 8.2006, T.Ư Đoàn đã ban hành 7.746 văn bản các loại (gồm 4.907 công văn, 1.899 quyết định, 387 thông báo, 224 báo cáo, 183 kế hoạch...). Có một nghịch lý ở đây là trong khi Nhà nước đang kêu gọi các cơ quan, đơn vị cải cách hành chính, giảm thiểu thủ tục văn bản, giấy tờ thì trong hệ thống Đoàn, số lượng văn bản các loại ban hành năm sau lại cao hơn năm trước.

Nếu như năm 2004, số văn bản được ban hành là 2.127, thì năm 2005, con số đó là 2.230 và chỉ riêng trong 8 tháng đầu năm 2006, tổng cộng T.Ư Đoàn đã ban hành 1.509 văn bản. Như vậy, trung bình T.Ư Đoàn ban hành 7,3 văn bản/ngày (năm 2003), 8,2 văn bản/ngày (năm 2005) và 8,9 văn bản/ngày (trong 8 tháng đầu năm 2006). Cứ sau mỗi giờ làm việc thì có ít nhất 1 văn bản được ban hành. Chừng ấy con số đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Thế nhưng, đây vẫn chưa phải là những con số cuối cùng.

Theo Bí thư T.Ư Đoàn Đoàn Văn Thái, chủ nhiệm đề tài, sau khi có văn bản của T.Ư Đoàn, cấp tỉnh lại tiếp tục có văn bản triển khai đến cấp huyện; cấp huyện lại xây dựng văn bản triển khai đến cấp xã; cấp xã lại xây dựng tiếp văn bản triển khai đến cấp chi đoàn. Bộ máy hành chính của Đoàn còn cồng kềnh với những quy định, quy chế và hệ thống văn bản đồ sộ, có khi chồng chéo.

Một chủ trương công tác của Đoàn khi xuống đến chi đoàn và ĐVTN có khi phải mất một thời gian rất dài, ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai chủ trương của Đoàn ở cơ sở đến cấp xã. Quy trình thông tin báo cáo ngược lại, từ cơ sở đến T.Ư cũng lại tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức. "Bệnh hành chính, giấy tờ là một thực trạng đáng lo ngại, vừa làm công tác Đoàn xơ cứng, máy móc, vừa làm giảm tính chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn, đồng thời vừa làm méo mó thông tin từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới "- anh Thái lo ngại.

Hội họp triền miên
Không chỉ bất cập trong chỉ đạo bằng hệ thống văn bản, ngay đến việc chỉ đạo thông qua chế độ hội họp của Đoàn cũng bất cập không kém. Nhóm nghiên cứu thừa nhận, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc tổ chức hội nghị, hội họp nhưng tình trạng dự họp triền miên còn khá phổ biến. Các hội nghị, hoạt động quy mô toàn quốc vẫn còn nhiều; nội dung, hoạt động chuẩn bị sơ sài, gây khó khăn, tốn kém nhiều cho cơ sở. Nhất là hình thức tổ chức giao ban các cụm chỉ đạo/thi đua còn mang tính hình thức, có khi các địa phương đi cả ngày đường về dự hội nghị, tốn kém mà không thu được nhiều thông tin, kinh nghiệm mà lẽ ra cần phải có. "Chúng ta chưa xây dựng được chế độ chất vấn, tranh luận, trao đổi thông tin chuyên sâu tại các kỳ họp" - anh Thái nhận xét.


Kết quả điều tra xã hội học của đề tài cho thấy, 68,5% ý kiến cho rằng quy trình xử lý thông tin, văn bản của Đoàn chưa thật sự đổi mới hoặc đổi mới nhưng hiệu quả thấp; 53,6% ý kiến cho rằng hệ thống văn bản, quy chế, quy định trong Đoàn chưa thật sự đổi mới hoặc đổi mới chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, 68,4% ý kiến cho rằng, các thủ tục hành chính, nghi lễ hoạt động, hội họp trong Đoàn chưa thực sự đổi mới hoặc đổi mới chưa hiệu quả. Điều này cho thấy, đổi mới phương thức chỉ đạo bằng văn bản và hội họp, nghi thức hoạt động của Đoàn là cần thiết và cấp bách trong thời gian tới.
Theo điều tra riêng của chúng tôi, do là một tổ chức đoàn thể, kinh phí khó khăn nên có rất nhiều cuộc họp ở T.Ư Đoàn cũng không chi bồi dưỡng như ở nhiều bộ, ngành khác. Nếu không, cứ theo thống kê của Văn phòng T.Ư Đoàn, mỗi năm có trên 600 cuộc họp được tổ chức tại trụ sở T.Ư Đoàn thì sẽ "có vấn đề" vì không tài nào lấy đâu ra kinh phí. Riêng 9 tháng đầu năm 2006 có 459 cuộc họp. Trung bình mỗi ngày có 2,5 đến 3 cuộc họp của các cơ quan lãnh đạo và cơ quan tham mưu, giúp việc thuộc T.Ư Đoàn. Không những vậy, các cuộc họp quy mô toàn quốc cũng có xu hướng "quá tải".

Trong 3 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có 60 hội nghị/năm; mỗi tháng có 5 hoạt động. Đấy là chưa kể các hội nghị, hoạt động của Hội LHTN VN, Hội Sinh viên VN, Hội đồng Đội T.Ư và Hội Các nhà DNT VN. Tình trạng quá tải các hoạt động lớn cấp T.Ư gây không ít khó khăn cho cơ sở trong việc cử người tham gia hoạt động, hội nghị, bố trí kinh phí và các điều kiện đảm bảo khác. Tại cấp huyện, do cán bộ ít, nên đôi khi trụ sở của huyện Đoàn không còn người trực vì phải... đi họp.
Phương thức hoạt động và lề lối làm việc của Đoàn còn nhiều bất cập, hạn chế, mà nổi lên là tính hành chính thái quá, có khi dập khuôn máy móc theo khuôn mẫu của một cơ quan Nhà nước. Hoạt động xơ cứng, mang tính hình thức khó thu hút tập hợp thanh niên, nhất là thanh niên ở các khu vực, đối tượng đặc thù. Anh Đoàn Văn Thái cho rằng: "Những yếu kém chỉ ra trên đây, đòi hỏi Đoàn phải không ngừng đổi mới phương thức hoạt động và lề lối làm việc của Đoàn trong thời gian tới. Điều này không chỉ mang tính sống còn với tổ chức Đoàn, quan trọng hơn là làm cho tổ chức Đoàn thực sự cần thiết cho thanh niên và thực sự có ích cho sự phát triển của hệ thống chính trị ở VN trong thời gian tới".



Thấy được "bệnh" và chỉ ra được căn nguyên để "trị bệnh" hữu hiệu. Đó là dấu hiệu tích cực mà T.Ư Đoàn thanh niên vừa tiến hành tổ chức điều tra nhằm khắc phục một cách kiên quyết trong thời gian tới. Đó là tín hiệu đáng mừng mà Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã chủ động tìm ra, xem đó như một điểm yếu, ảnh hưởng đến tính sống còn của một tổ chức luôn là lực lượng hậu bị của Đảng.
Admin
Admin
Admin

Nam Tổng số bài gửi : 386
Age : 35
Đến từ : An Dương Home
Nghề Nghiệp : Student
Tình Trạng : Gìa và cằn cỗi !!!
A bar :
"Bệnh" hành chính của Đoàn Left_bar_bleue99 / 10099 / 100"Bệnh" hành chính của Đoàn Right_bar_bleue

Registration date : 26/09/2008

https://thuongmai.1talk.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết