Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình
Để viết bài và phản hồi bài viết bạn hãy nhấn nút đăng nhập,nếu chưa có tài khoản hãy nhấp nút đăng ký.Nếu bảng tin nhắn này làm phiền bạn hãy nhấp nút Do not display again .
4Rum chạy bằng tên miền Thuongmai.1talk.Net or YeuNhe.Tk thông tin C5 trường vcu.edu.vn và giải trí,thông tin kinh tế online vì mục đích học hỏi giao lưu liên kết phi chính trị và lợi nhuận.
Mọi thông tin phản hồi xin gửi về địa chỉ vietdung98@gmail.com
yahoo : utdungpro
-‘๑’- 4Rum YêuC5 chạy thử nghiệm tên miền có dấu : KÉO.VN -‘๑’-

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình
Để viết bài và phản hồi bài viết bạn hãy nhấn nút đăng nhập,nếu chưa có tài khoản hãy nhấp nút đăng ký.Nếu bảng tin nhắn này làm phiền bạn hãy nhấp nút Do not display again .
4Rum chạy bằng tên miền Thuongmai.1talk.Net or YeuNhe.Tk thông tin C5 trường vcu.edu.vn và giải trí,thông tin kinh tế online vì mục đích học hỏi giao lưu liên kết phi chính trị và lợi nhuận.
Mọi thông tin phản hồi xin gửi về địa chỉ vietdung98@gmail.com
yahoo : utdungpro
-‘๑’- 4Rum YêuC5 chạy thử nghiệm tên miền có dấu : KÉO.VN -‘๑’-
Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kinh nghiệm giảm nhập siêu từ... “hàng xóm”

Go down

GMT - 1 Hours Kinh nghiệm giảm nhập siêu từ... “hàng xóm”

Bài gửi by okmama Fri Sep 03, 2010 4:18 pm

Kinh nghiệm giảm nhập siêu từ... “hàng xóm”  0153_260Từ
nhiều năm nay Việt Nam đã liên tục nhập siêu, ngoại trừ biệt lệ vào năm
1992. Yếu tố chính dẫn đến quy mô nhập siêu lớn như hiện nay là thị
trường Trung Quốc.


Trong khi đó, nước này đã giảm nhập siêu
theo hướng có lợi cho họ, và các quốc gia ASEAN cũng đang làm mọi cách
để giảm nhập siêu từ chính Trung Quốc. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam có
thể tham khảo để giải bài toán nhập siêu.

Trung Quốc quyết định “rổ nhập siêu” của Việt Nam

Các
số liệu thống kê cho thấy, trong thập kỷ 1990, xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc đã tăng vọt 69,9%/năm, từ gần như con số 0
tăng lên 1,534 tỉ đô la Mỹ và lọt vào Top 4 thị trường xuất khẩu lớn
nhất (xếp sau ASEAN, Nhật và EU), còn nhập khẩu tuy cũng tăng cao đáng
kể (77,2%/năm) nhưng cũng chỉ mới đạt 1,401 tỉ Đô la Mỹ. Do đó, bình
quân mỗi năm Việt Nam vẫn xuất siêu sang Trung Quốc 51 triệu Đô la Mỹ.

Tuy
nhiên, chín năm trở lại đây tình hình đã xoay theo chiều hướng ngược
lại. Bởi lẽ, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tăng rất mạnh
31,5%/năm, đạt 16,441 tỉ Đô la Mỹ, thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường này đã giảm chỉ còn 8,5%/năm, đạt 4,909 tỉ Đô la Mỹ. Đáng chú ý,
Trung Quốc là một trong số rất ít thị trường xuất, nhập khẩu của Việt
Nam phát triển theo hướng này bởi xuất khẩu ra thị trường thế giới của
Việt Nam vẫn tăng 16,5%/năm, còn nhập khẩu cũng chỉ tăng 18,1%/năm.

Từ
chỗ là thị trường xuất siêu, Trung Quốc không những đã trở thành thị
trường giữ vai trò quan trọng, mà còn quyết định cả “rổ hàng hóa nhập
siêu” của Việt Nam trong những năm gần đây.

Cụ thể, nhập siêu từ
thị trường Trung Quốc năm 2005 chỉ mới là 2,672 tỉ Đô la Mỹ, chiếm 61,9%
tổng kim ngạch nhập siêu của nước ta, thì năm 2009 đã tăng lên tương
ứng là 11,532 tỉ Đô la Mỹ và 89,7%. Nếu hạn chế được nhập siêu từ thị
trường trung Quốc, Việt Nam sẽ cơ bản giải được bài toán nhập siêu.

Sự chuyển hướng của Trung Quốc

Để
đoạt được “ngôi hậu” trong xuất khẩu hàng hóa thế giới trong năm 2009,
Trung Quốc đã chuyển hướng chiến lược “từ Tây sang Đông” trong nhập
khẩu, còn xuất khẩu thì theo chiều ngược lại, chuyển hướng chiến lược
“từ Đông sang Tây”, tức là đều theo chiều ngược lại với những gì đã diễn
ra đối với thị trường nước ta.

Cụ thể, các số liệu thống kê của
các định chế tài chính quốc tế và Trung Quốc đều cho thấy, nếu như xuất
khẩu sang thị trường châu Á trong thập kỷ 1990 của Trung Quốc chỉ tăng
bình quân 11,75%/năm, chín năm gần đây là 21,13%/năm, thì đối với các
khu vực thị trường còn lại, nhịp tăng tương ứng đều vượt trội với
19,85%/năm và 27,33%/năm.

Chính vì vậy, nếu như có tới 68,3%
trong tổng số 62,1 tỉ Đô la Mỹ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào đầu
thập kỷ 1990 là sang thị trường châu Á, thì cuối thập kỷ vừa qua tỷ
trọng của thị trường này đã giảm xuống chỉ còn 51,7% và năm 2009 tiếp
tục giảm còn 41,8%.

Trong khi đó, hai con số tương ứng của các
thị trường còn lại vào năm 2000 là 48,3% và năm 2009 tăng lên 58,2%.
Chắc chắn việc điều chỉnh chiến lược thị trường xuất khẩu của Trung Quốc
là xuất phát từ việc nhịp độ tăng xuất khẩu “thời hậu WTO” tăng đột
biến so với trước đó nên cả khu vực châu Á cũng đã trở nên quá chật hẹp
so với khối lượng hàng hóa khổng lồ trị giá gần 1.429 tỉ đô la Mỹ của
Trung Quốc.

Thế nhưng, điều đó sẽ không đúng đối với thị trường
nhập khẩu hàng hóa. Bởi lẽ, trong điều kiện hiện nay, các khu vực thị
trường ngoài châu Á chắc chắn cũng rất muốn đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
tăng vọt của Trung Quốc.





Mặc dù vậy, trên thực tế, trong khi đẩy
nhịp độ tăng nhập khẩu từ khu vực thị trường châu Á trong thập kỷ 1990
lên 17,48%/năm, còn chín năm gần đây tăng lên 22,33%/năm, thì hai con số
tương ứng của các khu vực thị trường còn lại chỉ là 13,26%/năm và
17,60%/năm.

Cũng chính vì vậy, tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ khu
vực thị trường châu Á trong 19 năm qua của Trung Quốc đã tăng từ 48,6%
lên 57,5%, trong khi của các khu vực thị trường ngoài châu Á đã giảm từ
51,4% xuống còn 42,5%.

Tất cả những điều nói trên cho thấy, từ
chỗ là khu vực thị trường nhập siêu của Trung Quốc, châu Á đã trở thành
thị trường xuất siêu sang Trung Quốc, và ngược lại, các khu vực thị
trường ngoài châu Á từ chỗ là khu vực thị trường xuất siêu sang Trung
Quốc đã trở thành khu vực thị trường nhập siêu từ Trung Quốc. Chỉ có
điều những gì đang xảy ra trong quan hệ ngoại thương của chúng ta với
thị trường Trung Quốc lại trái với chiều hướng của thị trường châu Á so
với “người khổng lồ” này.

Bài học từ các nước ASEAN

Ba
quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan và Philippines đã nỗ lực vươn lên
để thay thế các quốc gia ngoài châu Á trong nhóm 10 thị trường xuất
khẩu hàng hóa lớn nhất vào Trung Quốc những năm gần đây.

Trong
đó, Malaysia sớm thâm nhập thị trường Trung Quốc từ đầu thập kỷ 1990 với
kim ngạch xuất khẩu 852 triệu Đô la Mỹ và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu
sang thị trường này (thập kỷ 1990 tăng bình quân 20,46%/năm, trong khi
xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung chỉ tăng 12,80%/năm), cho nên
quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2008 đã đạt 34,644 tỉ
Đô la Mỹ, chiếm 17,36% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới
của Malaysia.

Tương tự, Thái Lan tuy cũng thâm nhập thị trường
Trung Quốc sớm và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu nhưng với xuất phát điểm
chỉ là 386 triệu Đô la Mỹ, cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc của Thái Lan chỉ đứng thứ ba với 23,245 tỉ Đô la Mỹ, chiếm
13,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc
gia này.

Khác với hai quốc gia nói trên, từ xuất phát điểm chỉ là
90 triệu Đô la Mỹ năm 1990, gần hai thập kỷ vừa qua Philippines đã dồn
mọi sức lực để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Nếu như nhịp độ tăng
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thập kỷ 1990 chỉ mới cao gấp
đôi so với nhịp độ tăng xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung
(33,98%/năm so với 16,65%/năm), thì tám năm gần đây các tỷ lệ này là
39%/năm và 3,6%/năm. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu của Philippines
chỉ riêng sang thị trường Trung Quốc đã đạt 23,363 tỉ Đô la Mỹ, chiếm
tới 47,66% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia
này.

Có thể khẳng định, để tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc, cả ba quốc gia ASEAN nói trên không thể trông chờ vào nguồn
tài nguyên thiên nhiên vốn rất hạn chế của mình, thay vào đó là dựa trên
cơ sở phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm cung cấp các
nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng cho thị trường Trung Quốc.

Nói
cách khác, sự phát triển xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc
của Malaysia, Thái Lan, Philippines là do họ đã chiếm được những vị trí
nhất định trong các chuỗi giá trị gia tăng của Trung Quốc và góp phần
đáng kể trong các sản phẩm “made in China”. Có lẽ đây là bài học mà Việt
Nam rất cần tham khảo trong việc “giải bài toán” nhập siêu vốn đang
ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong đó chủ yếu là nhập siêu từ Trung
Quốc.

Theo Nguyễn Đình Bích (TBKTSG)
okmama
okmama
Mem
Mem

Nam Tổng số bài gửi : 335
Age : 35
Đến từ : OsaKa
Nghề Nghiệp : Admin
Tình Trạng : Kho^n' Nan.
A bar :
Kinh nghiệm giảm nhập siêu từ... “hàng xóm”  Left_bar_bleue10 / 10010 / 100Kinh nghiệm giảm nhập siêu từ... “hàng xóm”  Right_bar_bleue

Registration date : 11/12/2008

http://yeunhe.tk

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết