Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình
Để viết bài và phản hồi bài viết bạn hãy nhấn nút đăng nhập,nếu chưa có tài khoản hãy nhấp nút đăng ký.Nếu bảng tin nhắn này làm phiền bạn hãy nhấp nút Do not display again .
4Rum chạy bằng tên miền Thuongmai.1talk.Net or YeuNhe.Tk thông tin C5 trường vcu.edu.vn và giải trí,thông tin kinh tế online vì mục đích học hỏi giao lưu liên kết phi chính trị và lợi nhuận.
Mọi thông tin phản hồi xin gửi về địa chỉ vietdung98@gmail.com
yahoo : utdungpro
-‘๑’- 4Rum YêuC5 chạy thử nghiệm tên miền có dấu : KÉO.VN -‘๑’-

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình
Để viết bài và phản hồi bài viết bạn hãy nhấn nút đăng nhập,nếu chưa có tài khoản hãy nhấp nút đăng ký.Nếu bảng tin nhắn này làm phiền bạn hãy nhấp nút Do not display again .
4Rum chạy bằng tên miền Thuongmai.1talk.Net or YeuNhe.Tk thông tin C5 trường vcu.edu.vn và giải trí,thông tin kinh tế online vì mục đích học hỏi giao lưu liên kết phi chính trị và lợi nhuận.
Mọi thông tin phản hồi xin gửi về địa chỉ vietdung98@gmail.com
yahoo : utdungpro
-‘๑’- 4Rum YêuC5 chạy thử nghiệm tên miền có dấu : KÉO.VN -‘๑’-
Diễn đàn sinh viên học tập chia sẻ kinh nghiệm và giáo trình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VCU.EDU.VN

Go down

GMT - 1 Hours KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VCU.EDU.VN

Bài gửi by Tinscandal Mon Jul 26, 2010 7:53 am

Địa chỉ: Đường Hồ Tùng Mậu, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (04). 3768 6929
Email: tmdt@vcu.edu.vn
Trưởng khoa: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
Phó trưởng khoa: ThS Nguyễn Bình Minh
1. Quá trình hình thành và phát triển

Nhằm đáp ứng nhu cầu đối với nguồn nhân lực nhận thương mại điện tử, sau thời gian chuẩn bị, năm 2005 Khoa Thương mại điện tử được thành lập. Sự ra đời của Khoa gắn liền với việc khai sinh một Chuyên ngành đào tạo mới của Trường Đại học Thương mại - Chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử thuộc ngành Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Thương mại là trường đại học đầu tiên trong cả nước mở chuyên ngành và thành lập khoa chuyên ngành thương mại điện tử.

Sau 4 năm vừa xây dựng và trưởng thành, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Nhà trường, tập thể giáo viên, cán bộ quản lý đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện về mọi mặt và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó các nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống chương trình, bài giảng, giáo trình và tài liệu các môn học, tiến hành đào tạo đại học chính quy, đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp và nghiên cứu khoa học, chuyển đổi nội dung, phương pháp đào tạo nhằm chuyển đổi thành công sang đào tạo theo học chế tín chỉ theo chủ trương của Nhà trường.

Hiện nay, Khoa Thương mại điện tử đang được giao nhiệm vụ tổ chức quản lý chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử hệ đại học chính quy và Bằng 2 vừa học vừa làm. Số lượng sinh viên được đào tạo tăng qua các năm, với 230 sinh viên chính quy khóa đầu tiên (2005-20009) và 350 sinh viên khóa thứ 5 (2009-2013).

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngững lớn mạnh, tăng lên về số lượng và chất lượng. Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2009, toàn bộ CBCC Khoa bao gồm 30 người, trong đó 29 giáo viên và 1 chuyên viên quản lý. Trong số 30 CBCC, phân theo trình độ có 3 PGS.TS, 3 NCS tiến sỹ, 5 ThS, 5 giáo viên đang theo học cao học và 14 cử nhân.

Trong quá trình tổ chức, quản lý đào tạo, Khoa luôn chú trọng tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên tiếp cận với thực tiễn kinh doanh thông qua sự tham gia hoạt động giảng dạy của các nhà hoạt động thực tiễn kiêm nhiệm giáo viên, thông qua các hoạt động giao lưu, tham quan thực tế, qua công việc part-time của sinh viên tại các doanh nghiệp kinh doanh điện tử…

Sinh viên Khoa Thương mại điện tử đã tỏ rõ sự năng động và yêu chuyên môn, ngành nghề. Nhiều sinh viên đạt giải cao trong các cuộc thi về thương mại điện tử Bộ Công Thương tổ chức. Không ít sinh viên đã trưởng thành, khẳng định được năng lực, vị thế của mình và trở nên thành đạt trong hoạt động kinh doanh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuyệt đại đa số (85-90%) trong số 200 sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên vào tháng 6/2009 đã có việc làm theo đúng chuyên môn, ngành nghề.

2. Các bộ môn trong Khoa

2.1. Bộ môn Quản trị chiến lược

· Thành lập năm 2005
· Các học phần đảm nhiệm:
TT
Tên học phần
1
Quản trị chiến lược
2
Marketing thương mại điện tử
3
Môi trường & Chiến lược TMĐT
4
Chiến lược kinh doanh quốc tế
5
Chiến lược & Chính sách thương mại
6
Xúc tiến thương mại vĩ mô
7
Chính sách thương mại & marketing quốc tế các sản phẩm nông nghiệp
8
TMĐT cho doanh nghiệp vừa & nhỏ
9
Chính phủ điện tử
10
Quản trị chiến lược phát triển nguồn nhân lực
· Danh sách cán bộ, giáo viên của Bộ môn:

TT

Họ và tên

Học hàm,

học vị

Chức vụ

Ghi chú

1
Nguyễn Hoàng Việt

ThS

Trưởng Bộ môn



2

Nguyễn Ngọc Vinh



Phó Bộ môn



3

Nguyễn Hoàng Long

PGS. TS

GVC



4

Nguyễn Phương Linh



Tổ trưởng Công đoàn



5

Đỗ Thị Bình



GV

Đang học Master tại Đài Loan

6

Lưu thị Thùy Dương



GV



7

Nguyễn thị Uyên

Ths

GV



8

Vũ thị Thu Hà



GV

Đang học Master tại Nhật Bản

9

Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt



GV



10

Phan Đình Quyết



GV



11

Đào Lê Đức



GV



12

Nguyễn Thị Vân



GV



13

Phùng Mạnh Hùng



GV



2.2 Bộ môn Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử

· Thành lập năm 2005
· Các học phần đảm nhiệm:

TT
Học phần
1
Thương mại điện tử căn bản
2
Phát triển hệ thống thương mại điện tử
3
Quản trị tác nghiệp TMĐT B2C
4
Quản trị tác nghiệp TMĐT B2B
5
Thực hành TMĐT
6
Kỹ năng khai thác dữ liệu phục vụ kinh doanh
7
Quản trị rủi ro trong TMĐT
8
Xu hướng ứng dụng mới trong TMĐT
· Danh sách cán bộ, giáo viên của Bộ môn:

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chức vụ

Ghi chú

1

Nguyễn Văn Minh

PGS.TS

GVC



2

Chử Bá Quyết

ThS- NCS tiến sỹ

Trưởng Bộ môn



3

Trần Hoài Nam

CN- NCS tiến sỹ

GV



4

Nguyễn Bình Minh

Ths

GV



5

Nguyễn Trần Hưng

Ths

Phó trưởng Bộ môn



6

Nguyễn Thị Tuyết Mai

CN

Tổ trưởng công đoàn



7

Nguyễn Phan Anh

CN

GV



8

Vũ Thị Hải Lý

CN

GV



9

Vũ Thúy Hằng

CN

GV



10

Lê Xuân Cù

CN

GV



2.3 Bộ môn Quản trị thương hiệu

· Được thành lập từ tháng 08 năm 2008 theo Quyết định số 354/QĐ-ĐMĐT của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại, Bộ môn Quản trị Thương hiệu là bộ môn trực thuộc Khoa Thương mại điện tử.

· Các học phần đảm nhiệm:

TT
Tên học phần
1
Quản trị thương hiệu
2
Quản trị thương hiệu dịch vụ
3
Quản trị e-Brand


· Danh sách cán bộ, giáo viên của Bộ môn:

STT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chức vụ

Ghi chú

1

Nguyễn Quốc Thịnh

PGS.TS

Trưởng Bộ môn



2

Nguyễn Thị Dịu

CN

GV



3

Nguyễn Thị Thu Hương

CN

GV



4

Nguyễn Thị Vân Quỳnh

CN

GV



5

Đào Cao Sơn

CN

GV



6

Nguyễn Thị Thanh Nga

CN

GV



Xem thông tin chi tiết về bộ môn

2.4 Trung tâm đào tạo, thực hành và chuyển giao thương mại điện tử

Trung tâm đào tạo, thực hành và chuyển giao thương mại điện tử (gọi tắt là Trung tâm Thương mại điện tử) là đơn vị trực thuộc Khoa Thương mại điện tử, được thành lập tháng năm 200 , có chức năng phục vụ thực hành cho các học phần chuyên ngành thương mại điện tử và công nghệ thông tin; tổ chức các lớp ngắn hạn, các lớp chuyên đề và các khóa đào tạo có cấp chứng chỉ về thương mại điện tử cho doanh nghiệp và các đối tượng có quan tâm. Trung tâm được trang bị 2 phòng thực hành với trên 100 máy vi tính được nối mạng và cài đặt các chương trình chuyên dụng, đảm bảo đáp ứng tốt cho việc học tập của người học.

Giám đốc trung tâm là đ/c Trần Hoài Nam. Tất cả giáo viên thuộc khoa đều có trách nhiệm gắn kết công việc giảng dạy với hoạt động của Trung tâm, tham gia các hoạt động của trung tâm theo kế hoạch chung của Khoa

3. Mục tiêu đào tạo chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử

● Mục tiêu chung

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Thương mại điện tử của Trường Đại học Thương mại có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; hiểu biết rộng những kiến thức cơ bản, cơ sở và bổ trợ về kinh tế - quản lý - kinh doanh; có kiến thức toàn diện về ngành Quản trị thương mại điện tử, nắm vững những kiến thức chuyên ngành theo học; đảm bảo những kỹ năng cốt lõi đối với nhà quản trị kinh doanh và thành thạo các kỹ năng theo các chuyên ngành đào tạo, đạt chuẩn chất lượng đầu ra và có nămg lực cơ bản đảm nhiệm các chức năng quản trị, các quá trình kinh doanh thương mại chủ yếu của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có trình độ đại học thuộc lĩnh vực thương mại điện tử.

● Mục tiêu cụ thể

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử có bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh; và có Chứng chỉ đạt chuẩn kỹ năng sẽ đảm bảo chuẩn chất lượng dầu ra sau:

1. Đạt chuẩn về kiến thức của trình độ đại học theo ngành và chuyên ngành đào tạo, bao gồm:
1.1 Đảm bảo nền kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia ngành Quản trị kinh doanh (Ban hành kèm theo quyết định số 23/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/7/2004) và tập trung nâng cao kiến thức ngoại ngữ 1 và 2 theo chuẩn TOEIC, kiến thức tin học căn bản và ứng dụng;

1.2 Có kiến thức đủ rộng về nền kinh tế, quản lý và kinh doanh bao gồm: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế môi trường, Kinh tế thương mại đại cương, WTO và phát triển thương mại Việt Nam, Nguyên lý kinh doanh hiện đại: Marketing căn bản, Quản trị học, Nguyên lý kế toán, Nhập môn Tài chính-Tiền tệ, Nguyên lý thống kê kinh tế, Thương mại điện tử căn bản, Hệ thống thông tin quản trị….

1.3 Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về Quản trị kinh doanh, gồm: Quản trị chiến lược doanh nghiệp, Quản trị nhân lực doanh nghiệp, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Quản trị marketing kinh doanh, Tổng quan thương mại dịch vụ, Tổng quan thương mại các hoạt động sở hữu trí tuệ, Quản trị tri thức, Quản trị công nghệ….

1.4 Có kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị thương mại điện tử gồm: Môi trường và chiến lược TMĐT của DN, Marketing TMĐT, Quản trị tác nghiệp TMĐT B2B và B2C, Logistics kinh doanh TMĐT, Thanh toán trong TMĐT, Pháp luật TMĐT, Thiết kế và triển khai website TMĐT, Phát triển hệ thống TMĐT căn bản, Quản trị dự án TMĐT, An toàn dữ liệu trong TMĐT, Quản lý nhà nước về TMĐT, Quản trị chuỗi cung ứng trong TMĐT, Quản trị rủi ro trong TMĐT; Quản trị thương hiệu điện tử….

1.5 Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh.

2. Đạt chuẩn các kỹ năng chung căn bản của ngành QTKD và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử:
2.1 Chuẩn kỹ năng chuyên môn chủ yếu, cụ thể là:
2.1.1
Lập và triển khai kế hoạch R&D giải quyết các vấn đề TMĐT
2.1.2
Hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp TMĐT
2.1.3
Hoạch định và triển khai hệ thống TMĐT cơ bản
2.1.4
Hoạch định và triển khai các chương trình marketing và xây dựng thương hiệu điện tử của doanh nghiệp
2.1.5
Hoạch định và triển khai các website marketing của doanh nghiệp
2.1.6
Sử dụng và khai thác các phần mềm tác nghiệp TMĐT phổ biến
2.2 Kỹ năng phương pháp công tác
2.2.1
Làm việc theo nhóm (Team Work)
2.2.2
Làm báo cáo, trình diễn và truyền thông TMĐT của doanh nghiệp
2.3 Các kỹ năng công cụ nâng cao hiệu suất công tác, nổi bật là:
2.3.1
Tiếng Anh (Pháp, Trung) đạt chuẩn tương đương 450 điểm TOEIC)
2.3.2
Kỹ năng tin học phục vụ công tác chuyên môn
3. Đạt chuẩn về thái độ, hành vi
Để chuẩn bị cho đạt chuẩn hành vi sau tốt nghiệp, trong thời gian khóa học, sinh viên phải rèn luyện và đáp ứng các tiêu chí thái đội, hành vi sau:

Ý thức vượt khó vươn lên trong học tập
Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế và khả năng thích nghi với môi trường GD&ĐT trong nhà trường
Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị-văn hóa-xã hội
Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng
Ý thức và kết quả tham gia công tác tập thể (trong lớp hành chính, lớp học phần, nhóm thảo luận, chi đoàn, chi hội và các tổ chức khác trong trường)
4. Các giáo trình đã xuất bản

STT

Tên giáo trình

NXB

Năm XB

1

Sách tham khảo-Giao dịch Thương mại điện tử Một số vấn đề cơ bản (TS. Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam)

NXB Chính trị Quốc gia

2002

2







5. Các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án đã và đang triển khai thực hiện (có thể thống kê theo năm hành chính hoặc năm học)

- Đề tài cấp bộ:
STT

Tên đề tài

Chủ nhiệm

Ghi chú

1
Những điều kiện áp dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Văn Minh
2004
2
Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cho các doanh nghiệp Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Văn Minh
2008
3
Phát triển chiến lược TMĐT cho các DN thuộc Hapro
Ths Nguyễn Hoàng Việt
2009
4
Phát triển CLKD cho các DNNNCP ngành may mặc giai đoạn đến năm 2020
TS Bùi Xuân Nhàn
2009

5
Phát triển bao bì và xúc tiến quảng bá hình ảnh thương hiệu cho nông sản của Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
2009
6
Thuế trong thương mại điện tử - Kinh nghiệm quốc tế và phương hướng vận dụng ở Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Văn Minh
2009- 2010
7
Xúc tiến quảng bá hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu và thị trường ASEAN.
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
2009-2010
8
Nghiên cứu phương án xây dựng thương hiệu tập thể cho cá tra Việt
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
2009- 2010
- Đề tài cấp trường, dự án:
STT

Tên đề tài, dự án

Chủ nhiệm

Ghi chú

1
Một số giải pháp đảm bảo an toàn trong thanh toán điện tử bằng thẻ tín dụng ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
ThS Chử Bá Quyết
2006
2
Các mô hình thương mại điện tử B2B và khả năng ứng dụng ở Việt Nam
CN Trần Hoài Nam
2006
3
“Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thiết kế website thương mại của Vietcare Group”
ThS Chử Bá Quyết
2007
4
“Xây dựng gói bài giảng điện tử E-learning”
CN Trần Hoài Nam
2007
5
Xây dựng các giải pháp truyền thông marketing điện tử cho Công ty Fahasa
CN Đỗ Thị Bình
2007
6
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng Vietcombank
ThS Nguyễn Hoàng Việt
2007
7
“Đánh giá tính năng tìm kiếm của các Website thương mại điện tử”
ThS Nguyễn Trần Hưng
2008
8
“Một số giải pháp tăng cường dịch vụ hỗ trợ Website của Cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN”
CN Nguyễn Thị Tuyết Mai
2008
9
Ứng dụng phân tích TOWS phát triển CLKD của Tổng công ty may Việt Tiến
ThS Nguyễn Hoàng Việt
2008
10
Hoàn thiện các công cụ truyền thông marketing tích hợp cho trang Web Vietnamtourism.com.
CN Nguyễn Ngọc Vinh
2008
11
Nghiên cứu mô hình sàn giao dịch điện tử Albaba và khả năng ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam
ThS Nguyễn Bình Minh
CN Nguyễn Thị Tuyết Mai
2009- 2010
12
Xu hướng phát triển thương mại điện tử di động và khả năng ứng dụng cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam
ThS Nguyễn Trần Hưng
2009- 2010
13
Giải pháp quảng bá hình ảnh thương hiệu Netnam thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến
CN.Vũ Xuân Trường
2009- 2010
14
Nghiên cứu và phác thảo hệ thống nhận diện thương hiệu Trường Đại học Thương mại
CN.Đào Thị Dịu
CN.Nguyễn Thu Hương
2009- 2010
15
Dự án Tạo lập và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam (Bộ Khoa học & Công nghệ, Chương trình phát triển Tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam – CT 68)
PGS.TS.
Nguyễn Quốc Thịnh
2009- 2010
16
Phát triển chương trình marketing điện tử hỗ hợp trên các siêu thị trực tuyến của Công ty Thương mại và Dịch vụ GOL
ThS Nguyễn Thị Uyên
2009- 2010
17
Phát triển chương trình quảng cáo trực tuyến cho Website Megabuy.com.vn
CN Nguyễn Phương Linh
2009- 2010
18
Hoạch định chiến lược marketing điện tử tại Website www.bia24h.com
CN Lưu Thị Thùy Dương
2009- 2010
19
Phát triển chào hàng trực tuyến các mặt hàng thực phẩm chế biến của Công ty thực phẩm Sannam
CN Nguyễn Ngọc Vinh
CN Đào Lê Đức
2009- 2010
Tinscandal
Tinscandal
Mem
Mem

Nam Tổng số bài gửi : 163
Age : 36
Đến từ : scandal
Nghề Nghiệp : scandal
Tình Trạng : scandal
A bar :
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VCU.EDU.VN Left_bar_bleue0 / 1000 / 100KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VCU.EDU.VN Right_bar_bleue

Registration date : 07/03/2009

http://yeunhe.tk

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết